Phương pháp chăm sóc trẻ khi bị “tiêu chảy cấp” tại nhà

0 0
0 0
Read Time:6 Minute, 9 Second

Với các thể trạng nhẹ thông thường, thì các cha mẹ cũng có thể tự điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà. Nhưng không phải phụ huynh nào cũng biết cách chăm sóc một bé đang bị tiêu chảy sao cho đúng cách. Những sai lầm trong việc chăm sóc trẻ có thể sẽ khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ kéo dài nhiều ngày. Thậm chí bệnh sẽ nặng hơn, điều này khiến trẻ bị mất nước và cũng có thể gặp nguy kịch tới tính mạng. Có rất nhiều các thắc mắc của các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy. Bé tiêu chảy thì nên ăn gì? Uống thuốc gì?… Sau đây là các nguyên tắc chăm sóc bé mà dvwelt.com cung cấp  cho các mẹ.

Tìm hiểu về tiêu chảy cấp ở trẻ

  • Đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước từ 3 lần/ngày trở lên
  • Thời gian dưới 2 tuần

Với tiêu chuẩn này sẽ loại trừ các trường hợp trẻ đi ngoài trên 3 lần/ngày nhưng phân vẫn bình thường bởi vì số lần đi ngoài có thể thay đổi tùy theo chế độ ăn và lứa tuổi của trẻ. Như vậy điều quan trọng là phải dựa vào cả 2 đặc điểm về tính chất phân và số lần đi ngoài để xác định tiêu chảy cấp.

Tìm hiểu về tiêu chảy cấp ở trẻ
Tìm hiểu về tiêu chảy cấp ở trẻ

Nguyên nhân gây nên tiêu chảy cấp

Nguyên nhân từ virus

  • Rotavirus là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu ở trẻ em chiếm từ 20-40% tại các nước nhiệt đới và 40-60% tại các nước ôn đới. ở nước ta tỷ lệ này tại bệnh viện cũng tăng lên rõ rệt từ 21,5%-28,1% (1983-1984) lên đến 53,7-68,8 (2001). Còn tại cộng đồng tỷ lệ này là 17,9-19% lên tới 25%
  • Các virus khác cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy cấp nhưng chưa được nghiên cứu nhiều là : Adenovirus, Mocwalkvirus, Coronavirus, Picornavirus

Nguyên nhân từ vi khuẩn

  • E.coli là loại vi khuẩn gây bệnh đứng hàng đầu ở nước ta chiếm 24,9% với đủ cả 5 loại type huyết thanh trong đó nhiều nhất là EAEC 10,5-15%
  • Shigella là loại vi khuẩn đứng hàng thứ hai chiếm tỷ lệ từ 3,8-12,7% trong đó 2 nhóm hay gặp nhất là S. flexneri và S. sonnei
  • Campylobacter jejuni là loại vi khuẩn đứng hàng thứ ba chiếm tỷ lệ 7-10%
  • Salmonella chiếm tỷ lệ thấp từ 0,8-1,3%
  • Vi khuẩn tả (Vibrio cholerae) thường gây thành dịch lớn rất nguy hiểm

Nguyên nhân từ ký sinh trùng

  • Entamoeba histolytica là tác nhân chủ yếu gây bệnh lỵ a míp sau đó đến
  • Giardia lamblia và Cryptosporidium

Các yếu tố nguy cơ khác

  • Các trẻ suy dinh dưỡng, các trẻ suy giảm miễn dịch, trẻ bị sởi dễ mắc tiêu chảy
  • Các trẻ bú chai
  • Ăn uống không hợp vệ sinh
  • Không rửa tay trước khi ăn
  • Sử dụng nước uống bị ô nhiễm hoặc dụng cụ chế biến thức ăn bị nhiễm bẩn
  • Trẻ sống trong môi trường bị ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt
Nguyên nhân gây nên tiêu chảy cấp
Nguyên nhân gây nên tiêu chảy cấp

Phương pháp điều trị và chăm sóc cho trẻ khi trẻ bị tiêu chảy tại nhà

Hướng dẫn bà mẹ 3 nguyên tắc điều trị tiêu chảy tại nhà

Bù đủ nước và điện giải cho bé bị tiêu chảy

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất đối với một bé bị tiêu chảy.

Nếu không tuân thủ nguyên tắc này trẻ dễ bị mất nước và gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn.

  • Trẻ tiêu chảy nên ăn uống gì? Cha mẹ nên cho trẻ uống nước và điện giải nhiều hơn bình thường. Đối với trẻ bú mẹ cho trẻ bú nhiều hơn.
  • Có thể sử dụng các dung dịch pha chế tại nhà để cung cấp nước và điện giải cho trẻ. Như nước cháo muối, nước gạo rang, hoặc dung dịch oresol.
  • Tốt nhất là sử dụng dung dịch oresol và pha theo đúng tỉ lệ hướng dẫn sẽ đạt được hiệu quả bù nước cao nhất.
  • Nên cho trẻ uống thành nhiều ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày. Trẻ lớn uống theo nhu cầu.
  • Đối với trẻ còn bú mẹ: tiếp tục cho trẻ bú mẹ, và bú mẹ tăng cường hơn.

Một vài lưu ý về sử dụng dung dịch oresol đúng cách cho trẻ

Đọc kĩ hướng dẫn cách pha oresol, tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng quy định. Ví dụ, nếu gói oresol theo hướng dẫn pha với 200 ml thì cần pha chính xác 200 ml nước, không “ước lượng”, “áng chừng” hoặc đong bằng các dụng cụ đo lường không chính xác.

  • Sau khi pha dung dịch với nước phải uống hết trong vòng 24 giờ. Sau 24 giờ nên bỏ đi và pha gói mới. Tuyệt đối không bảo quản trong tủ lạnh cho trẻ uống dần.
  • Không chia nhỏ gói thuốc để sử dụng.
  • Không đun sôi dung dịch đã pha, có thể làm mất các phẩm chất của thuốc, bay hơi, tăng độ thẩm thấu.
  • Tuyệt đối không được cho thêm đường, sữa, nước trái cây, nước ngọt… vào dung dịch oresol.
Phương pháp điều trị và chăm sóc cho trẻ khi trẻ bị tiêu chảy tại nhà
Phương pháp điều trị và chăm sóc cho trẻ khi trẻ bị tiêu chảy tại nhà

Đảm bảo dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy

Trong thời gian bị tiêu chảy nhiều ngày, trẻ sẽ sụt cân rất nhanh. Nhưng có nhiều phụ huynh quan niệm rằng cần kiêng khem cho trẻ trong thời gian này. Thậm chí không cho trẻ ăn các thực phẩm khác mà chỉ cho trẻ ăn cháo trắng, kể cả khi trẻ đã khỏi bệnh. Điều này là không cần thiết. Câu hỏi đặt ra là bé bị tiêu chảy nên ăn gì? Cha mẹ cần lưu ý bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ mau hồi phục sức khỏe.

  • Không bắt trẻ nhịn ăn và kiêng khem. Khi trẻ không có dấu hiệu mất nước, tiếp tục cho trẻ ăn và bú mẹ như bình thường.
  • Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước, mất nước nặng: Khi các dấu hiệu mất nước đã bớt, cho trẻ bú mẹ hoặc ăn dần các thức ăn khác rồi trở lại chế độ ăn bình thường càng sớm càng tốt.
  • Khi trẻ khỏi tiêu chảy, cho trẻ ăn thêm 1 bữa 1 ngày trong 2 tuần để trẻ lấy lại cân nhanh chóng. Chú ý bữa ăn của trẻ nên đủ các thành phần dinh dưỡng (chất đạm, chất bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất).
  • Nắm được nguyên tắc này, cha mẹ đã giải đáp được câu hỏi tiêu chảy ăn gì tốt cho con em mình.

Đưa trẻ tới khám lại nếu có các biểu hiện sau

Cần đưa trẻ đến khám lại nếu sau 3 ngày không đỡ hoặc có một trong các triệu chứng sau:

  • Đi ngoài nhiều lần hơn, phân nhiều nước
  • Nôn liên tục
  • Khát nhiều.
  • Ăn hoặc uống kém.
  • Sốt.
  • Có máu trong phân.
Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 41 − 35 =