Canh hoa Atiso giò heo – Món canh bổ dưỡng giúp thanh nhiệt, giải độc

0 0
0 0
Read Time:5 Minute, 56 Second

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua cái tên hoa atiso và chúng là loài hoa được trồng nhiều ở Đà Lạt. Nơi đây là vùng đất tươi tốt và thích hợp cho sự phát triển của loài hoa này. Hiện nay, diện tích trồng atiso đang bị thu hẹp dần. Vì vậy, loài hoa này ngày càng trở nên quý giá và giá cao . Bởi atiso còn là một vị thuốc quý. Các bộ phận có thể dùng từ hoa atiso từ lá đến thân, rễ và hoa đều có thể sử dụng vào nhiều mục đích ngoài chữa bệnh

Bông atiso là bộ phận được sử dụng nhiều nhất, thông thường được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng. Trong đó, phải kể đến món canh atiso hầm chân giò. Đặc biệt, canh hoa atiso hầm chân giò được biết đến là món ăn dân dã của người Đà Lạt. Bởi không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn rất dồi dào chất dinh dưỡng.

Thông tin về hoa atiso

Atiso là loài thực vật có chiều cao khoảng 1m hoặc hơn. Thân và lá phủ một lớp lông trắng như bông. Lá to có gai, mọc cách, phiến xẻ sâu. Cụm hoa màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, có hình đầu. Ở nước ta, cây được phân bố chủ yếu ở Đà Lạt, Sapa và Tam Đảo.

Hoa Atiso ngày xưa được trồng chủ yếu làm thức ăn như rau. Ngày nay, nó được biết đến nhiều với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như mát gan, giải độc, thanh nhiệt cơ thể thông qua các dạng chế phẩm trà túi lọc, cao lỏng, cao đặc,…

Thông tin về hoa atiso
Hoa Atiso ngày xưa được trồng chủ yếu làm thức ăn như rau

Bên cạnh đó, hoa atiso được rất nhiều người ưu ái mua về làm quà tặng. Bên cạnh đó, nó hay xuất hiện trong văn hoá ẩm thực nước ta và trên thế giới như: ẩm thực Lebanon, ẩm thực Armenia thường dùng áctisô chung với thịt cừu. Đặc biệt, nó là vua của các loại rau trong ẩm thực thuần chay, vì cung cấp đầy đủ hơn 17 khoáng chất mà người ăn chay cần nạp vào cho cơ thể.

Bộ phận của hoa có thể sử dụng

  • Hầu hết các bộ phận của cây atiso đều có thể được tận dụng để chế biến món ăn hoặc làm thuốc điều trị bệnh.
  • Lá thường được thu hái vào lúc cây chưa ra hoa hoặc trước Tết âm lịch khoảng một tháng, sau đó đem phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.
  • Rễ và thân cũng được sử dụng để bào chế thuốc.
  • Lá bắc và đế hoa dùng để ăn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu canh

  • 2 bông hoa atiso lớn (khoảng 300gr)
  • 1 kg chân giò heo (nên chọn giò trước cho ngon)
  • 1 củ cà rốt cắt khúc hoặc tỉa hoa tùy ý
  • 1 quả bắp ngọt cắt khúc khoảng 5cm, chẻ đôi
  • Nấm hương cắt bỏ chân
  • Hạt sen, hành lá, ớt thái lát
  • Gia vị: bột nêm, bột ngọt, tiêu, hành tím, tỏi
  • 1 thau nước đá lạnh pha với nước cốt nửa trái chanh tươi, 1 nắm muối hạt
Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu canh
Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu canh

Sơ chế nguyên liệu để thực hiện món hoa atiso với giò heo

Sơ chế giò heo

Giò heo rửa sạch, chặt khúc vừa ăn, cho vào nồi luộc với chút muối. Khi nước sôi vớt giò heo ra, rửa sạch lại với nước lạnh. Ướp giò với 1 muỗng hành tỏi băm nhuyễn, 2 muỗng hạt nêm, 1 muỗng bột ngọt, 1/2 muỗng tiêu, 1 muỗng dầu ăn trong 15p cho giò ngấm đều gia vị.

Sơ chế hoa atiso

  • Cắt phần cuống hoa atiso, dùng dao tách bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, sau đó thái cuống hoa thành lát xéo, thả vào thau đá chanh ngâm.
  • Hoa atiso vặt bỏ bớt vài nhánh hoa gần cuống đi. Dùng dao cắt hoa làm 2 hoặc làm 4, bỏ phần nhuỵ bên trong để nước canh được trong và không bị đắng.
  • Sau đó cho hoa atiso vào ngâm chanh đá để hoa không bị thâm đen. Bước này cần thực hiện nhanh.
  • Ngâm atiso khoảng 15p rồi xả lại dưới vòi nước cho thật sạch, vớt ra rổ để ráo nước.
  • Sơ chế các nguyên liệu khác: Tiến hành sơ chế nấm hương, cà rốt, hạt sen, hành lá, ớt. Tất cả đều được rửa sạch trong chậu rửa bát, sau đó để ráo tất cả các nguyên liệu

Hướng dẫn các bước nấu canh hoa atiso hầm giò heo

Bước 1: Bắc nồi lên bếp từ, phi thơm 2 thìa dầu ăn với hành tỏi băm nhuyễn và một ít ớt bột để món canh hầm trở nên hấp dẫn hơn. Đổ vào nồi một lượng nước vừa đủ ngập các nguyên liệu trên.

Bước 2:  Cho giò heo vào nồi hầm rồi đun với lửa lớn đến khi nước hầm sôi, dùng thìa hớt bọt phía trên để nước hầm được trong, sau đó cho bông atiso, cà rốt, bắp ngọt, hạt sen, nấm hương vào hầm cùng. Nêm vào canh 1 thìa muối, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt.

Hướng dẫn các bước nấu canh hoa atiso hầm giò heo
Hướng dẫn các bước nấu canh hoa atiso hầm giò heo

Bước 3: Vặn nhỏ lửa, cài đặt chế độ hầm trên bếp từ , hầm cho đến khi chân giò và các nguyên liệu chín mềm. Trong quá trình hầm canh thỉnh thoảng dùng thìa hớt bọt ra ngoài cho nước dùng ngon và ngọt hơn. Nêm nếm lại gia vị lần cuối cho vừa ăn, thêm vào hành lá băm nhỏ và 1/2 thìa tiêu vào nồi rồi tắt bếp.

Đổ canh hoa atiso hầm giò heo ra một tô lớn, cho ớt thái lát, hành lá và một ít tiêu lên trên và thưởng thức. Có thể trộn ớt thái lát với 3 thìa nước mắm ngon để ăn kèm canh giò heo cho món ăn thêm phần thơm ngon, đậm đà.

Yêu cầu với thành phẩm

  • Canh giò heo hầm atiso trình bày hấp dẫn, dậy mùi thơm, có vị ngọt đậm đà.
  • Nước canh màu trong, chân giò và các nguyên liệu hầm chín nhừ, đồng thời ngấm gia vị đậm đà tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng của món ăn.
  • Món canh hoa atiso nên dùng ngay lúc nóng cùng cơm trắng hoặc bún, mì. Có thể sử dụng trong ngày, chỉ cần hâm nóng lại trước khi dùng.

Trên đây là các bước làm canh hoa Atiso thơm ngon, bổ dưỡng. Chúc các bạn có thêm món ăn ngon trong thực đơn gia đình và đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm những công thức nấu ăn những món ăn dinh dưỡng thơm ngon bồi bổ cả nhà nhé.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 8 + 1 =