Tình trạng biếng ăn khó ngủ của trẻ nhỏ hiện nay rất phổ biến, Nó khiến cho rất nhiều ông bố bà mẹ phải lo lắng, đau đầu. Các ông bố bà mẹ luôn phải tìm đủ mọi cách để giúp trẻ có thể ăn uống, ngủ nghỉ đúng bữa và đúng giờ để đảm bảo sức khỏe của trẻ. Tình trạng này có từ đâu và nó ảnh hướng như thế nào đến tình hình sức khỏe của trẻ? Để có thể giúp trẻ thoát khỏi tình trạng biếng ăn, khó ngủ, cách bố mẹ hãy tìm hiểu và tham khảo một số cách dưới đây. Hãy cùng dvwelt.com tìm hiểu về vấn đề trẻ biếng ăn khó ngủ qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu tình trạng biếng ăn khó ngủ thường gặp ở trẻ nhỏ
Dân gian vẫn có những câu truyền miệng với nhau như “ăn no ngủ kỹ” hay “căng da bụng trùng da mắt”. Quả thật, đi ngủ với cái bụng đã được lấp đầy luôn luôn ngủ ngon hơn so với việc để một cái bụng đói đi ngủ. Đó chính là lý do trẻ biếng ăn, chán ăn thường bị mất ngủ, khó ngủ và hay quấy khóc trong đêm. Vậy giải pháp nào giúp mẹ đem đến cho trẻ một giấc ngủ ngon, sâu giấc?
Tình trạng ăn ít, biếng ăn, chán ăn, khó ngủ, ngủ không sâu giấc,… đã không còn là những tình trạng hiếm gặp ở trẻ. Trẻ biếng ăn trong các giờ ăn khiến con thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thiếu hụt năng lượng khi vui chơi, hoạt động. Nếu không được nạp đủ dinh dưỡng thì lượng đường trong máu hạ thấp, các tế bào thần kinh niêm mạc dạ dày truyền tín hiệu lên não làm các cơ thành ruột, dạ dày co bóp theo phản xạ tự nhiên. Điều này là lý do khiến trẻ luôn thấy bứt rứt, khó chịu và quấy khóc vào ban đêm.
Trẻ mất ngủ thường xuyên sẽ cảm thấy mỏi mệt, nhạt miệng và không muốn ăn uống. Trẻ ăn ít đi và từ chối thức ăn trong các bữa ăn chính. Điều này trở thành một vòng lặp luẩn quẩn lặp đi lặp lại, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Biếng ăn mất ngủ kéo dài khiến hệ miễn dịch của trẻ suy giảm, sức đề kháng kém và trẻ dễ mắc các bệnh lý.
Nguyên nhân nào khiến bé biếng ăn khó ngủ?
Biếng ăn mất ngủ ở trẻ nhỏ thường xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Đó có thể là những thay đổi sinh lý bình thường, cũng có thể do những nguyên nhân khác. Vì vậy, bố mẹ cần xác định nguyên nhân gây biếng ăn, khó ngủ ở trẻ.
Các nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Theo các chuyên gia nghiên cứu, biếng ăn ở trẻ xuất phát từ 3 nhóm nguyên nhân chính:
- Biếng ăn sinh lý: Đây là những biến ăn theo giai đoạn phát triển của trẻ. Ví dụ như trẻ tập lẫy, tập bò, tập đi, trẻ mọc răng…
- Biếng ăn tâm lý: Xuất phát từ yếu tố tâm lý khi bố mẹ gây sức ép cho trẻ. Hoặc có thể do trẻ cảm thấy stress, buồn, lười ăn, không muốn ăn.
- Biếng ăn bệnh lý: Đây là tình trạng ảnh hưởng nhất đến trẻ. Đó có thể là những bệnh lý thông thường như viêm phế quản, viêm amidan, viêm họng, cúm… hoặc cũng có thể do những bệnh lý nghiêm trọng trong cơ thể của trẻ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm trẻ khó ngủ
Trẻ khi ngủ thường ngủ không ngon, hay giật mình, ngủ không sâu giấc và quấy khóc trong đêm. Điều này có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như: Không gian ồn ào: Những tiếng ồn xung quanh sẽ gây khó chịu cho giấc ngủ của trẻ. Hệ thần kinh ở trẻ chưa hoàn thiện khiến những tiếng ồn gây tác động làm trẻ tỉnh giấc
Trẻ đói: Khi trẻ biếng ăn, lượng chất hấp thụ trong cơ thể ít đi, năng lượng này có thể không đủ để nuôi dưỡng cơ thể của trẻ. Vì vậy, trẻ sẽ cảm thấy đói, mỏi mệt trong đêm, biểu hiện bằng việc trằn trọc, quấy khóc và gắt gỏng.
Trẻ gặp vấn đề bệnh lý: Các vấn đề như mọc răng, đau lợi, sốt,… cũng tác động đến cả việc ăn uống lẫn giấc ngủ của trẻ. Trẻ cảm thấy khó chịu trong người sẽ ăn không ngon và giấc ngủ cũng không đảm bảo.
Tìm hiểu các giải pháp dành cho trẻ biếng ăn khó ngủ
Khi đã tìm hiểu được rõ ràng những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc ăn uống và giấc ngủ của trẻ, việc đưa ra những giải pháp cho bố mẹ đã có thể dễ dàng hơn nhiều. Chúng tôi gợi ý cho bố mẹ một số mẹo giúp trị chứng biếng ăn khó ngủ ở trẻ:
Cần cải thiện chế độ ăn uống để cho trẻ
Khi trẻ lười ăn ngủ không ngon do thiếu hụt dinh dưỡng, năng lượng, bố mẹ cần bổ sung các chất để bé khỏe mạnh và hồi phục trở lại. Những chất giúp kích thích trẻ ăn ngon: Kẽm, sắt, lysine, vitamin, chất xơ là những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ. Kẽm kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn, sắt giúp tái tạo hồng cầu, hạn chế tình trạng mỏi mệt, thiếu máu ở trẻ. Hàm lượng các chất xơ cũng giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, giải quyết tình trạng táo bón, tiêu chảy ở trẻ nhỏ…
Những chất giúp trẻ ngủ ngon: Đó chính là canxi, kẽm, sắt, kali, magie,… Thiếu hụt canxi có thể hiến trẻ còi xương, thấp còi và ngủ không ngon giấc. Lý do là bởi thiếu canxi khiến hệ thần kinh của trẻ hoạt động thiếu nhanh nhạy hơn, trẻ ngủ không sâu, hay trở mình, quấy khóc. Kẽm cũng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, góp phần tạo giấc ngủ hoàn thiện.
Mẹ có thể cải thiện dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Hoặc bổ sung thêm trong thực phẩm chức năng Scumin. Kích thích ăn ngon, lớn khỏe, ngủ tốt và hoàn thiện hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa trong cơ thể.
Thường xuyên cho trẻ tắm nắng, hoạt động ngoài trời
Tắm nắng hằng ngày sẽ giúp trẻ bổ sung được lượng vitamin D, canxi, tốt cho sự phát triển của xương và cải thiện giấc ngủ. Đồng thời, hoạt động vui chơi nhiều trong ngày giúp trẻ tiêu hao năng lượng, không ngủ ngày, giấc ngủ buổi tối ổn định và ngon giấc hơn. Vui chơi khiến trẻ cảm thấy đói, muốn ăn và cải thiện vị giác một cách tự nhiên nhất.
Chú trọng thói quen ăn uống, nghỉ ngơi đúng giờ giấc
Lập cho trẻ một thời gian biểu hợp lý và cân bằng trong việc ăn uống, ngủ nghỉ sẽ cải thiện đáng kể tình trạng biếng ăn, chán ăn và mất ngủ ở trẻ. Những bữa ăn nên được phân bổ hợp lý về bữa ăn chính, phụ và thời gian ăn uống. Mẹ không nên để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày hay ngủ quá sớm vào buổi chiều tối.
Ngoài ra, mẹ cũng nên kết hợp với việc massage nhẹ nhàng cơ thể cho trẻ trước khi ngủ. Điều này sẽ giúp con cảm thấy thoải mái, thư giãn và ngủ ngon hơn.
Biếng ăn khó ngủ luôn là những lo lắng của các bậc phụ huynh. Để chăm sóc trẻ thật tốt, bố mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức chăm trẻ.
Bổ sung thêm vitamin D cho trẻ
- Tắm nắng cho trẻ
- Mẹ nên cho bé phơi nắng 10 – 15 phút dưới ánh nắng mặt trời vào buổi sáng trước 8h.
- Việc bổ sung đầy đủ vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu canxi và phosphat.
Mẹ có thể bổ sung vitamin cho bé bằng nhiều cách khác nhau như:
- Cho bé đi tắm nắng: Mẹ nên cho bé phơi nắng chừng 10 – 15 phút dưới ánh nắng mặt trời vào buổi sáng trước 8h . Bổ sung vitamin D theo cách này chiếm khoảng 80% nhu cầu vitamin D của cơ thể.
- Thêm các thực phẩm giàu vitamin D vào khẩu phần ăn của trẻ: Cá hồi, cá mòi, cá trích,… là các thực phẩm rất giàu vitamin D tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ.
Bổ sung thêm kẽm cho trẻ
Bổ sung kẽm từ thực phẩm hàng ngày là cách phổ biến và an toàn mà các mẹ thường làm.
Các thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến như: thịt đỏ, các loại đậu, các loại hạt, sữa, trứng,…
Sử dụng siro hỗ trợ ăn ngon, ngủ ngon cho trẻ
Việc chế biến thức ăn có thể làm cho kẽm trong thực phẩm thất thoát đi một phần. Trong trường hợp này, việc bổ sung kẽm từ các thực phẩm hỗ trợ sức khỏe lại chiếm ưu thế.