Trẻ bị nôn trớ sinh lý là một hiện tượng tuy không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Nhưng nếu các mẹ nắm được cách chăm sóc trẻ khi bị nôn trớ sẽ giúp trẻ cải thiện hiệu quả được tình trạng mất nước cũng như giấc ngủ. Nôn trớ là việc thức ăn trong dạ dày đang trào ngược trở lại họng hoặc miệng. Đôi khi thức ăn bị tống ra khỏi miệng. Mặc dù được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng nếu các mẹ không tìm cách khắc phục cũng như chăm sóc phù hợp cho trẻ thì sẽ làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp và giấc ngủ của trẻ.
Nôn trớ ở trẻ là gì?
Nôn: Là tình trạng các chất trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua miệng do sự co bóp của dạ dày; phối hợp với co thắt của các cơ thành bụng.
Trớ: Là sự di chuyển của chất trào ngược từ dạ dày qua hầu họng lên miệng ra ngoài số lượng ít. Do sự co bóp đơn thuần của dạ dày. Trớ rất hay gặp ở trẻ sơ sinh.
Nôn trớ là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ (giai đoạn trẻ từ 0-12 tháng tuổi); và chỉ nôn ra thức ăn lỏng. Đây là giai đoạn hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Dạ dày nằm ngang và chưa có độ cong như người trưởng thành. Và chỉ cần một tác động nào đó như: cho bé bú quá no. Nằm ngay sau khi bú, bế xốc hoặc cho bé bú sai cách… cũng có thể gây ra hiện tượng nôn trớ ở trẻ.
Triệu chứng của việc nôn trớ
- Xuất hiện sau ăn có thể trào ra thức ăn ở cả miệng và mũi.
- Trẻ khóc thét sau đó lịm do hít lại dịch gây khó thở.
- Kiểm tra miệng và mũi có sữa.
Xem thêm các bài viết về Phương pháp chăm con tại đây.
Phương pháp chăm sóc khi trẻ bị nôn trớ
Nôn trớ là việc thức ăn trong dạ dày trào ngược trở lại họng hoặc miệng. Đôi khi bị tống ra khỏi miệng. Chính vì vậy sẽ làm cho trẻ mất đi một lượng nước, đôi khi làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp và giấc ngủ của trẻ. Vì vậy, để giúp bé ăn ngon, ngủ yên mẹ hãy tham khảo một số cách chăm sóc trẻ nôn trớ sau đây:
- Khi trẻ nôn trớ các mẹ hãy dùng khăn sạch mềm lau miệng và mặt cho trẻ. Thay quần áo để tránh mùi do chất nôn gây ra. Sau đó dùng 1 chiếc khăn khô khác đặt ở cổ bé để hứng dịch nôn tiếp theo (nếu có).
- Tuyệt đối không được bế xốc khi trẻ đang nôn như vậy sẽ khiến dịch nôn tràn vào phổi rất nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
- Đặt trẻ nằm nên kê cao phần đầu, sao cho phần thân trên cao hơn thân dưới tránh tình trạng trào ngược. Trẻ hay trớ sữa thì nên cho trẻ nằm nghiêng sang một bên để không bị sặc lên mũi.
- Nới lỏng quần áo cho bé để tránh quần áo bó sát thân người. Lúc này mẹ có thể bế bế đứng lên kết hợp massage nhẹ nhàng vùng lưng.
- Khi bé bị nôn trớ ở tư thế nằm ngủ. Các chất nôn có thể tắc lại trong cổ họng khiến trẻ bị khò khè, khó thở. Do đó, mẹ cần cho bé nằm nghiêng sang một bên và ngồi bên cạnh để theo dõi nhịp thở của con.
- Khi trẻ vừa mới bú no, tuyệt đối không được cho bé nằm ngay; rung lắc trên tay hoặc đùa với trẻ.
Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng này cho trẻ?
- Không ép trẻ ăn quá no, sau khi ăn phải bế trẻ vỗ ợ hơi.
- Không bế xốc trẻ hoặc đùa khi trẻ vừa ăn no.
- Hàng ngày massage quanh rốn nhẹ nhàng làm giảm co bóp dạ dày hạn chế nôn trớ;; massage theo đường khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, bài tiết phân đều đặn, làm giảm chướng bụng và nôn trớ.
- Tránh cho các bữa ăn quá gần nhau (< 2,5h – 3h) với trẻ đủ tháng.
Ở Việt Nam hiện nay cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai có đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6%; và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%. Biểu hiện bé thiếu kẽm thường thấy đó chính là chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa. Chậm tăng trưởng chiều cao, và có 1 số triệu chứng quan sát được như trẻ chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ.
Bên cạnh việc bổ sung kẽm hợp lý, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,… cho con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.